Những vấn đề của Hải quân Hàn Quốc… Fan của Hyun Bin lo ngại về sự an toàn trong Hải quân


Hyun Bin - 현빈 ~06/12/2012~ Bình an trở về nhé Kim Tae Pyung ssi!
Hyun Bin - 현빈 ~06/12/2012~ Bình an trở về nhé Kim Tae Pyung ssi!

Vụ việc của hạ sỹ Kim Min Cheon, thủ phạm của vụ nã súng trong Hải quân gây chấn động vừa qua đã khiến người ta đặt câu hỏi về lối sống và văn hóa, những mặt trái còn tồn tại trong Hải quân Hàn Quốc bấy lâu nay. Kim đã viết trong nhật ký của mình rằng : “ Nhiều khi tôi muốn cố gắng điều chỉnh những hành vi nổi loạn, những ý nghĩ điên rồ của mình nhưng hoàn toàn bất lực””Tôi cứ nghĩ sẽ giữ được tính cách vốn có của bản thân tôi ngay cả khi vào đây”. Khi được chất vấn về hành vi gây án của mình, Kim khai nhận “Tôi đã vô cùng đau khổ và cảm thấy bị tổn thương. Đánh đập, bắt nạt, tẩy chay, tôi không chấp nhận được những điều đó”.

Hành động tẩy chay mà Kim nói ở trên vốn là được coi là một hành động bắt nạt lạnh lùng và tàn nhẫn chỉ có trong Hải quân. Đó là việc cô lập, đối xử xấc xược, thậm chí đánh đập tập thể đối với những người lính không hoàn thành tốt nhiệm vụ hay có sự khác biệt với những người lính khác, gặp khó khăn trong việc hòa nhập, thích nghi với môi trường quân đội, mà không cần quan tâm đến kỳ nhập ngũ, thứ hạng hay tuổi tác của họ. Trong quân đội nói chung nhiều khi người ta sẽ dựa vào tháng nhập ngũ hoặc tháng đầu tiên kể từ khi luân chuyển công tác để xác định tuổi đời tham gia quân ngũ, nhưng riêng trong Hải Quân lại căn cứ vào kỳ nhập ngũ để phân biệt quan hệ trên dưới, lính cũ và lính mới. Trong trường hợp của nam diễn viên Hyun Bin nhập ngũ vào đội Hải Quân trong tháng 3 vừa qua là kỳ 1137. Theo đó, những người thuộc tầng lớp trên là những binh sỹ vào trước, còn những người thuộc tầng lớp dưới là những binh sỹ đến sau.

Những luật lệ liên quan đến kỳ nhập ngũ trong Hải quân vốn nổi tiếng là hà khắc. Kể cả khi đã giải ngũ, nhưng khi gặp nhau họ sẽ hỏi nhau đã nhập ngũ vào kỳ nào để phân biệt trên dưới mà không phải là dựa vào tuổi tác. Tuy nhiên, những lính đến sau nhiều khi họ sẽ không chịu thừa nhận vị trí thấp hơn của mình, họ sẽ có thái độ dửng dưng, không quan tâm, có cách nói và đối xử vô lễ, đôi khi là đối xử với những tiền bối như những hậu bối của mình. Người Hàn Quốc vốn rất coi trọng trên dưới, bởi vậy với những hành động như vậy bị coi là sự sỉ nhục và bị làm cho bẽ mặt. Anh lính Kim-thủ phạm của vụ nã súng đã rơi vào trường hợp trên khi bị những người lính trẻ tuổi hơn mình có hành động xấc xược và khiêu khích anh.

Phần lớn lính Thủy quân lục chiến đều thừa nhận họ gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu và cả khoảng thời gian sau đó để thích nghi với môi trường Hải quân. Những người lính Hải quân thường được đưa đạn thật khi luyện tập cũng như làm nhiệm vụ, và việc này sẽ phát sinh nhiều hiểm họa nếu họ không kiểm soát được hành động của mình. Cần phải có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa nhưng thực tế ngoài bài kiểm tra tâm lý giản đơn ban đầu, những hành vi về sau rất khó kiểm soát.

Trong khi đó, gần đây người ta chú ý đến việc nam diễn viên nổi tiếng Hyun Bin tình nguyện tham gia Hải quân, thậm chí anh tự nguyện trở thành lính đánh bộ chứ không phải lính nghệ năng. Trong cộng đồng mạng, đời sống trong quân ngũ của anh luôn được quan tâm. Những vụ việc nã súng xảy ra trong Hải quân gần đây khiến cư dân mạng, đặc biệt là fan của Hyun Bin không khỏi lo ngại. Rất nhiều fans lo ngại Hyun Bin sẽ đối phó thế nào nếu anh phải đối mặt với những hành động tẩy chay hay những hành vi tàn bạo vốn có trong Hải quân như vậy.

Trong tháng 3 vừa qua, Ủy ban nhân quyền quốc gia đã công bố một loạt danh sách những hành vi lạm dụng trong Thủy quân lục chiến, như đánh đập, hành hạ, tẩy chay, hay bắt ăn đồ ăn thừa. Thiết nghĩ Thủy quân lục chiến ngay lập tức phải tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia để tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng và thực hành cải cách để đảm bảo sự an toàn và kỷ luật trong Hải quân, cũng như để phù hợp với các yêu cầu của sự thay đổi xã hội.

Source: Nate tổng hợp
Trans by http://kst.vn Bow@kst.vn – KST Community

Bình luận về bài viết này